Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà

Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà

(Vì lượng thông tin tài liệu có hạn, bài viết sẽ chỉ có thể đề cập đến một số các vị thần tiêu biểu nhất trong Thần thoại Lưỡng Hà)

Tiamat – thần rồng Hỗn Mang

cac vi than trong than thoai luong ha - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà
Tiamat

Trong thần thoại Lưỡng Hà, người ta coi Tiamat vừa là biểu tượng của sự khởi tạo, yên bình vừa đại diện cho sự hỗn mang, hủy diệt. Tại sao lại vậy?

Tiamat là nữ thần đại dương. Bà kết hôn với vị thần nước ngọt Apsu và đẻ ra các vị thần trẻ. Lúc này, bà thường mang hình ảnh của một người phụ nữ hiền hòa, xinh đẹp, đấng sáng tạo nên vạn vật chúng sinh. Sự kết đôi của nước mặn và nước ngọt giúp vũ trụ hài hòa, thanh bình.

Thế nhưng, lại chính tay Tiamat đem đến sự hỗn loạn. Nguyên do bởi những vị thần trẻ mà Tiamat và Apsu đẻ ra. Khi các vị thần sinh sôi quá nhiều và khiến thế gian trở nên náo động, Apsu có ý định giết bớt những đứa con của mình đi, nhưng cuối cùng lại bị Enki, một người trong thế hệ những vị thần đầu tiên đó giết chết. Tức giận vì cái chết của chồng, Tiamat hóa thân thành một con rồng biển hung bạo và tạo ra một đội quân quái vật nhằm tiêu diệt tất cả.

Tiamat bị giết bởi Marduk – vị thần Bão. Marduk chặt thân xác Tiamat ra làm 2 phần để tạo ra trời và đất; và từ 2 con mắt của Tiamat, chảy ra 2 con sông lớn Tigris, Euphrates,  chính là vùng đất Lưỡng Hà sau này. Người ta kể rằng giống loài rồng và những con quái vật cũng là do Tiamat để lại trên trần gian trước khi chết.

Ishtar – Nữ thần Tình yêu và Chiến tranh

cac vi than trong than thoai luong ha 1 - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà
Ishtar

Là nữ thần của Tình yêu, Ishtar là một phụ nữ rất xinh đẹp, quyến rũ, luôn xuất hiện trong hình ảnh trên tay cầm binh khí, một bàn chân đang dẫm lên một con sư tử. Như bất cứ một người phụ nữ nào trên đời, Ishtar có tính khí thất thường như thời tiết, từ yêu thương có thể mau chóng trở thành thù hận. Nàng bảo vệ những gì mình yêu thích và cũng sẵn sàng tiêu diệt  điều nàng không thích, đôi khi gây ra những tai họa khủng khiếp.

Một truyền thuyết quan trọng liên quan đến nữ thần Ishtar là việc nàng vượt qua 7 cánh cổng để đến thế giới địa ngục. Có tài liệu thì nói Ishtar xuống địa ngục để cứu chồng của nàng là Tammuz – vị thần Nông nghiệp, cũng có tài liệu lại nói nàng muốn chiếm quyền cai quản địa ngục từ  nữ thần Ereshkigal.

Để đến địa ngục, mỗi khi bước qua một cánh cổng, Ishtar phải cởi bỏ một thứ trên người. Cho đến khi qua cánh cổng thứ 7, nàng đã không còn mảnh vải che thân. Ishtar bị Ereshkigal giết chết và treo xác trên một cái cọc. Thiếu vắng Ishtar, trần gian không còn tình yêu và các hoạt động tình dục cũng như mất đi sự sinh đẻ, các vị thần trở nên lo lắng và thần Enki –  đã sai sứ giả xuống buộc Ereshkigal phải hồi sinh cho Ishtar và trả nàng về trần gian.

Anu – vua của các vị thần

cac vi than trong than thoai luong ha 2 - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà
Anu

Anu là vị thần tối cao, cai quản bầu trời, thiên đường, là chúa tể của các chòm sao, vua của các vị thần. Ông là con trai của 2 vị thần đầu tiên: Ansar và Kisar, hậu duệ của Apsu và Tiamat. Cùng với Enlil – thần không khí và Enki- thần nước, 3 người họ trở thành bộ ba vị thần quyền lực nhất trong thần thoại Lưỡng Hà.

Người ta tin rằng, thần Anu là người phán xét những kẻ có tội, và ông tạo ra những ngôi sao như những người lính, được gọi là Kishru, để thay ông trừng phạt kẻ ác.

Xem thêm:  Sự tích hoa mộc lan

Anu cùng con gái ông, nữ thần Ishtar là 2 vị thần bảo trợ cho thành phố thiêng Uruk. Tuy ông có rất nhiều vợ, nhưng cũng có những chuyện kể về mối quan hệ loạn luân của ông với Ishtar.

Sau này, Anu lui về thiên đường và để lại quyền cai quản các vị thần cho người cháu nội Marduk.

Enlil – Thần không khí

cac vi than trong than thoai luong ha 3 - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà
Enlil

Enlil là vị thần cai quản trời và đất, vị thần của gió và không khí. Ông là con trai của thần Anu và nữ thần Ki. Theo truyền thuyết, thuở ban đầu trời và đất gắn liền lấy nhau, cho đến khi Enlil dùng không khí để tách hai phần ra, thần Anu cai quản phần trời, còn thần Ki giữ phần đất.

Không những thế, ông còn có công lớn vì đã chế tạo ra cái cuốc, một công cụ lao động vô cùng quan trọng và phổ biến của con người khi xưa trong quá trình khai hoang vỡ đất, hình thành xã hội. Thần Enlil từng nắm giữ “Phiến đá Định Mệnh”, cho ông sức mạnh tối thượng, tạo ra gió bão và các mùa trong năm. Enlil là thần bảo trợ cho thành phố Nippur, phía đông nam Babylon xưa.

Enlil nổi tiếng là vị thần nghiêm khắc và hay nổi giận, đã từng tạo ra một trận hồng thủy định nhấn chìm tất cả nhân loại nhưng kế hoạch không thành do sự can thiệp của người em là thần Enki. Ông bắt loài người phải hứa sẽ không sinh đẻ vỡ kế hoạch và phải biết sống hòa hợp với thiên nhiên nếu không muốn bị tiêu diệt.

Enki – Thần Nước

cac vi than trong than thoai luong ha 4 - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà
Thần Enki tạo ra loài người

Ông là vị thần của nước, nghề thủ công, trí tuệ và ma thuật, người bảo trợ của thành phố Eridu,  cũng là “cha đẻ” của loài người. Ông đã tạo ra những hình nhân từ đất sét và thổi linh hồn vào đó để tạo ra con người.

Trái ngược với người anh trai Enlil nghiêm khắc, thần Enki luôn phá bỏ những luật lệ và thể hiện lòng nhân từ với con người, thương cảm với những bất công mà các vị thần gây ra cho họ. Một lần, thần Enlil có ý định tạo ra một trận đại hồng thủy để loại bỏ loài người vì họ sinh sôi nảy nở quá nhanh và khiến thế gian trở nên ồn ào, thần Enki đã bí mật báo cho một người trần là Atrahasiz đóng một con thuyền để cứu người thân và các sinh vật khác, nhờ thế con người không bị tuyệt diệt và tồn tại cho đến ngày nay.

Xem thêm:  Con Mèo Đi Hia

Enki có thể coi là hình ảnh phản ánh cho một thời kỳ bình đẳng giới mà mọi người đều được đối xử ngang hàng trong xã hội ( trước khi xuất hiện chế độ phụ hệ, trọng nam khinh nữ). Ông cũng nổi tiếng là một vị thần hiền hòa, giải quyết mọi xung đột bằng lý lẽ.

Marduk – thần Bão

cac vi than trong than thoai luong ha 5 - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng Hà
Marduk vs Tiamat

Marduk là người bảo trợ của thành phố Babylon, vua của các vị thần. Ông là con trai của thần Enki và là người thừa kế của thần Anu.

Trong cuộc chiến với Tiamat, các vị thần tôn Marduk là nhà vô địch đại diện cho họ. Marduk giết được Tiamat và Kingu – con quái vật chỉ huy đội quân của Tiamat. Ông trở thành vua của các vị thần, thay thế cho thần Anu.

cac vi than trong than thoai luong ha 6 - Các vị thần trong thần thoại Lưỡng HàEreshkigal – Nữ thần cai quản Địa ngục

Ereskigal là con của thần Anu, người chị em song sinh với thần Enki. Khi còn nhỏ, nàng bị con rồng Kur bắt cóc đem xuống địa ngục, và nàng lớn lên ở đó, trở thành nữ chủ nhân của vùng đất chết này. ( câu chuyện tương tự như chuyện về nàng Persephone trong thần thoại Hi Lạp).

Ereshkigal cưới Nergal – thần bệnh dịch và nhường quyền cai trị địa ngục cho chồng.


Bài viết liên quan