Những bướng bình mang tên tuổi lên 3

Những bướng bình mang tên tuổi lên 3

Có nên cho con học sớm?  Vào độ tuổi lên 3 liệu có phải là quá sớm để thúc ép con học? Đây là vấn đề gây tranh cãi của dư luận trong thời gian gần đây. Bố mẹ nào cũng mong muốn con học sớm, phát triển sớm nhất có thể, tuy nhiên sự nóng vội nhiều khi lại gây tác dụng ngược lại với trẻ.

Thông thường khi một đứa trẻ lên ba là có thể viết hoặc đọc, tuy nhiên nếu bố mẹ bắt ép con học thì tác hại về lâu dài chính là việc khiến trẻ sợ việc học, coi việc học như một hình phạt đáng sợ. Việc cho trẻ học sớm không hoàn toàn sai nhưng chỉ đúng khi bố mẹ lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với con mình, tạo hứng thú học tập cho con.

Để hiểu thêm về vấn đề này, bố mẹ cần nắm vững sự phát triển của một đứa trẻ lên ba:

– Phát triển sinh lý:

Các nhóm cơ vận động của trẻ 3 tuổi hầu như đã phát triển một cách hoàn chỉnh. Do đó, trẻ có thể tự chơi một mình, tự leo cầu thang hoặc đứng bằng một chân trong thời gian ngắn, chơi các trò chơi vận động phức tạp.

Giai đoạn này, trẻ cực kỳ thích chạy nhảy, nô đùa, có thể trở thành một cá thể hoàn toàn độc lập.

Bộ não của trẻ và hệ thần kinh đã phát triển được khoảng 80%, trẻ có thể hoàn toàn nhận biết được sự khác nhau giữa các vật thể, có thể nhận biết lựa chọn các đồ vật cùng màu sắc. Biết lắng nghe, trả lời và đặt câu hỏi ngược lại, hiểu được những câu chuyện ngắn đơn giản.

Xem thêm:  Sưu tầm 1 triệu caption hay về tình yêu & cuộc sống câu like hot nhất

– Phát triển tâm lý:

Trẻ nhận thức được có thể làm nhiều thứ mà không cần dựa dẫm vào người khác, trẻ dần phát triển tính độc lập của mình. Tuy nhiên ngoài mặt tích cực thì mặt tiêu cực là xuất hiện tình trạng trẻ bướng bỉnh, thích làm theo ý mình, khi không làm được điều như ý muốn thì bắt đầu mè nheo, ăn vạ, gào khóc… Ngoài ra còn có thể vô lễ với người lớn, không nghe lời bố mẹ, thậm chí còn làm ngược lại lời của người khác.

Vào độ tuổi này, mỗi trẻ sẽ có biểu hiện khác nhau, nhiều trẻ còn không hề có biểu hiện gì, nhiều trẻ thì lại biểu hiện quá khiến bố mẹ không thể chịu nổi và dẫn đến những hành vi la mắng, đòn roi với trẻ.

Vậy làm sao để giáo dục trẻ 3 tuổi?

Trong giai đoạn này, hãy gợi ý cho bé học các bài học bổ ích khi bé thích thú, không nên ép bé học nghiêm túc trong giai đoạn này, đặc biệt là không ép bé học viết bởi lúc này xương tay của bé chưa phát triển hoàn toàn, việc gò ép tay làm việc quá sớm sẽ khiến xương tay về sau bị cong vẹo.

Một điểm đáng lưu ý cho bố mẹ trong giai đoạn trẻ 3 tuổi chính là không được để trẻ xem ti vi quá nhiều, việc này sẽ gây tổn thương não bởi việc tiếp cận nhiều thông tin một lúc không tốt cho việc phát triển của đại não.

Xem thêm:  Những câu nói hay bằng tiếng Anh ngắn gọn về cuộc sống hay nhất

Cho trẻ vừa chơi vừa học:

Thay vì chỉ chăm chăm bắt trẻ học khiến trẻ khó chịu, sợ hãi việc học thì việc bố mẹ cho trẻ vừa chơi vừa học là một lựa chọn sáng suốt, hãy tạo hứng thú cho trẻ.

Bố mẹ có thể dạy trẻ cách phân biệt màu sắc, nhớ các chữ cái, các bài hát, lắp ghép bằng những đồ chơi nhiều màu sắc. Ngoài ra, nên cho trẻ tham gia các trò chơi vận động: đá bóng, trốn tìm… và những trò chơi kích thích sự sáng tạo cho trẻ như:

1. Trò chơi phân biệt màu sắc

Để cho trẻ học cách phân biệt và phản xạ nhanh hơn về màu sắc, các mẹ có thể cho trẻ chơi trò cắt xé giấy màu bằng hình dạng kích thước khác nhau rồi cho tất cả vào một chiếc giỏ lớn sau đó cho trẻ chọn những màu sắc bất kỳ ra ngoài giỏ nhỏ hơn.

2. Trò chơi bán đồ hàng, cùng nhau làm việc nhà
Trò chơi này giúp các bé phát triển trí tưởng tượng và hình dung tốt hơn về những công việc nhà mà bố mẹ vẫn làm và dần dần hình thành kỹ năng sống – kỹ năng tự phục vụ cho trẻ.

3. Trò chơi ném bóng

Bố mẹ có thể hướng dẫn và chơi cùng trẻ trò ném bóng bằng cách: cho trẻ đứng đối diện cách bố mẹ khoảng 1-2m, sau đó ném nhẹ quả bóng nhỏ về phía con, hướng dẫn con bắt bóng bằng hai tay.

Xem thêm:  Tổng hợp tranh tô màu Super Why đẹp nhất dành cho bé

Đầu tiên, thực hiện ném bóng nhẹ nhàng, từ từ để trẻ xác định được vị trí và bắt được bóng, sau đó thực hiện ném bóng nhanh và dứt khoát hơn. Trò chơi ném bóng này giúp bé có thể vận động toàn thân, phát huy khả năng phán đoán.

4. Trò chơi rèn luyện trí nhớ

Rất đơn giản, bố mẹ chỉ cần đặt 5 món đồ vào một chiếc hộp, sau đó cho trẻ xem và ghi nhớ 5 món đồ đó trong khoảng thời gian ngắn, sau đó đạy hộp lại và hỏi trẻ xem nhớ được bao nhiêu thứ.


Bài viết liên quan